ATISO VỚI NHIỀU CÔNG DỤNG ÍT AI BIẾT

Ở Việt Nam có rất nhiều loại dược liệu quý hiếm. Không thể xem thường bất kì một loại hoa cỏ nào cả. Vì bạn có thể bất ngờ khi một loài hoa thông thường có thể là một loại dược liệu chữa được rất nhiều bệnh. Trang Sách sẽ góp thêm vào kho thuốc nam của nhà bạn một loài cây tuyệt vời như vậy đó là Atiso.

ĐÔI ĐIỀU VỀ ATISO

Atiso tên khoa học là Cynara scolymus thuộc họ cúc, là loại cây gai lâu năm có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, từ xưa đã được người Cố Hy Lạp và Cố La Mã trồng làm rau để ăn. Nếu được chăm sóc ở những điều kiện thuận lợi Atiso có thể cao tới 2m. Thân ngắn, thẳng và cứng, có khía dọc phủ lông trắng. Lá to, dài từ 50-80cm mọc so le, phiến lá xẻ thùy sâu có răng cưa không đều, mặt trên lá có màu xanh lục, mặt dưới có một lớp lông màu trắng, cuống lá to và ngắn. Hoa to mọc ở ngọn, thường có màu đỏ tím hoặc tím nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Qủa nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng.
Cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Vào thế XVI, nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp, sau đó, được người Hà Lan mang sang Anh. Trong thế kỷ XIX, Atisô được những người nhập cư mang vào Mỹ. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ XX thông qua người Pháp, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt của từ tiếng Pháp artichaut.
Atiso có giá trị dinh dưỡng rất cao. Hoạt chất chính là cynarine, ngoài ra còn có inulin, tannin, inulinaza, các muối hữu cơ Kali, Canxi, Magiê,…Không chỉ có công dụng là loại cây thực phẩm, atiso còn có công dụng trị bệnh đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu và ghi nhận về công dụng thông mật, lợi tiểu, nhuận tràng, ích tiêu hóa…. Là loài cây thảo dược quý có thể sử dụng tối đa các bộ phận mà không phải bỏ phần nào từ rễ, thân, lá đến hoa.

Hoa Atiso


CÔNG DỤNG CỦA ATISO

Atiso là loài “rau” giàu polyphénol (flavonoid và acid phénol), acid chlorogénic, chất xơ hòa tan (27%) và không hòa tan (18%) có tác dụng kháng oxy hóa và giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tiểu đường dạng 2, táo bón, thì khả năng kháng oxy hóa của atisô rất tuyệt vời. Atisô còn có nhiều vitamin nhóm B, C, K và khoáng chất thiết yếu như potassium, canxi, kẽm, sắt, mangan, magné có lợi cho sức khỏe. Chiết xuất từ lá atisô có tác dụng giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư ruột kết và trợ gan mật, mát gan giải độc

Công dụng của Atiso


CÁCH LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN

Atiso là loài thực vật có gí trị dinh dưỡng cao, không những được dùng làm rau chế biến những món ăn bổ dưỡng mà còn là một loại dược liệu quý, có nhiều công dụng trị bệnh. Để tối ưu quá trình chế biến bào chế mang lại hiệu quả cao nhất ngoài những cách thức xử lí, chế biến chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề nguyên liệu. Nếu không chú ý đến cách lựa chọn và bảo quản Atiso không những làm giảm giá trị dinh dưỡng,giảm khả năng trị bệnh mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dùng.
Chọn bông Atiso ngon chúng ta nên chọn những búp mập, cầm chắc, nặng tay, lá khép sát chưa nở, xanh mởn và giòn. Nếu bạn chọn búp có lá hở nghĩa là búp Atiso đó quá già, phần lông gai phía bên trong tim sẽ rất cứng và dày, hàm lượng chất dinh dưỡng giảm. Chọn búp còn tươi, mọng nước, không bị giập úa, không có vết thâm ở phần ngọn và phần gốc.
Cách bảo quản bông Atiso chúng ta nên phun sương một ít nước lên bông atiso rồi cho nguyên bông vào bọc kín để bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, hay ở những nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Nếu muốn giữ đông thì chúng ta nên tách từng tai của bông atiso ra, rửa sạch, loại bỏ lông tơ của tim, rồi trụng trong nước sôi khoảng 3 phút, ngâm lại với nước lạnh, bỏ vào rổ để cho ráo nước rồi mới bỏ vào bao nilong buộc kín cho vào ngăn đá tủ lạnh.
Khi atiso đã được nấu chín chúng ta nên sử dụng trong vòng 24 giờ, nếu có hiện tượng bị meo mốc chúng ta hãy bỏ đi không nên sử dụng vì có thể gây ngộ độc. Những người bị mắc chứng tắc nghẽn đường mật, các bệnh lý về đường ruột, phụ nữ mang thai không nên ăn những món ăn chế biến từ bông atiso vì có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn, mất sữa do một enzym có trong bông atiso gây ra.

Cách lựa chọn bảo quản Atiso


CÁCH CHĂM SÓC ATISO

Gieo hạt khoảng từ tháng 10 -11, được bứng ra trồng. Atiso được trồng vào vụ sớm khoảng tháng 5 - 6, hay vụ muộn vào khoảng tháng 7 - 8. Khoảng cách trung bình giữa các cây là từ 70-80cm.
Atiso thích hợp với điều kiện đất nhiệt trung bình, hàm lượng hữu có từ 5 - 7%, giữ ẩm và thoát nước tốt, độ ẩm của đất cần trên 80%, độ pH thích hợp từ 6 - 6,5. Đất trông được bón bằng phân chuồng đã ủ hoai mục, super lân và vôi bột. Sau khi trồng cây con nên phủ cỏ khô hay rơm để giữ ấm gốc, tưới nước khoảng 2 lần/ngày. Khoảng 10 ngày thì bỏ lớp che phủ giữ ấm ra. Lúc này sử dụng DAP, NPK 16-16-8 bón thúc 2 lần để cây hồi sinh và bén rễ.

Cách chăm sóc Atiso